GIẢI MÃ SỨC NÉN ĐÔ THỊ TẠI HỘI AN

Ngày đăng: 14/05/2021

“Chiếc áo” đô thị trở nên chật chội

Đô thị nào cũng trải qua thời kì phát triển và quá tải. Để tránh đô thị xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân cần có quá trình tái tạo tu bổ liên tục kịp thời. Tuy nhiên, với các đô thị đông dân, quá trình thực tế triển khai lại tồn tại những bất cập ảnh hưởng đến chất lượng và phát triển bền vững của đô thị.

 

Điển hình như khu vực nội đô Thành phố Hà Nội đang rơi vào tình trạng quá tải, mất cân đối về cơ cấu sử dụng đất do số lượng nhà ở. Với dân số nội đô hiện nay đã lên tới hơn 1,2 triệu người, quá tải 40 vạn người so với diện tích đất sử dụng. Điều đó dẫn tới một thực trạng đang tồn tại ngay giữa trung tâm Hà Nội là có những những ngôi nhà siêu mỏng vài mét vuông không phải là điều xa lạ, một ngõ hai xe máy không thể tránh nhau…

 

Áp lực gia tăng dân số và sự quá tải hạ tầng đô thị cũng đang khiến Thành phố Hồ Chí Minh phải tìm đến giải pháp phát triển không gian mới ra khu vực ngoại thành. Với diện tích 2.095 km2, nhưng tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, đến năm 2020, số dân sinh sống, làm việc, học tập tại thành phố đã trên 13 triệu người. Mặt khác, thành phố đang hạn chế phát triển chiều cao công trình trong khu vực trung tâm; diện tích mặt đất khu vực trung tâm đã được sử dụng hết nhưng dân cư vẫn liên tục “nén vào” các toà chung cư cao tầng, khiến hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông tại khu vực trung tâm quá tải trầm trọng.

 

Điển hình tại miền Trung, phố cổ Hội An là thành phố du lịch có diện tích khá nhỏ, chỉ rộng 61,71 km2 nhưng dân cư đông 98.599 ngàn người, mật độ dân số khoảng 1.604 người/km2 đang là con số khá cao. Thêm vào đó, lượng khách đến Hội An tăng mạnh những năm gần đây, tổng lượt khách tham quan lưu trú tại Hội An rất lớn, ước đạt gần 5 triệu lượt trước dịch Covid 19. Sự gia tăng lượng khách bên cạnh mặt tích cực cũng mang đến nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, cảnh quan, môi trường, nhất là không gian phố cổ. “Chiếc áo” đô thị thành phố đang ngày càng trở nên chật hẹp, người dân đang phải đối mặt với thách thức về kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường. Áp lực về dân số, sự quá tải về các hoạt động kinh doanh du lịch, sự xuống cấp của di tích kiến trúc, ô nhiễm môi trường,… vẫn hằng ngày “đè” lên khu phố cổ chỉ có diện tích chưa quá 5km2.

 

Hình 1: Phố cổ Hội An sau cơn bão Vàm Cỏ (bão số 13) năm 2020

 

Giữ lại "linh hồn" của phố xưa

Hội An là điểm đến rất “hot” của du khách trong và ngoài nước, các hình thái cửa hàng - nhà cổ, văn phòng du lịch - nhà cổ thực sự trở thành nét độc đáo có thể khiến du khách nao lòng trước vẻ hoài niệm vốn có. Những năm qua, rất nhiều ngôi nhà hàng trăm năm từng gắn liền với nhiều thế hệ lần lượt được chuyển giao cho những người chủ mới, là những người đầu tư vào Hội An vì mục đích kinh doanh. Chính vì vậy, họ bắt buộc phải sửa sang, cơi nới để phù hợp với việc buôn bán và nhu cầu sinh hoạt gia đình. Thực tế cho thấy sau khi nhu cầu sửa đổi phát sinh, nhà cổ vẫn nằm đó, còn nguyên mái ngói âm dương, tường rêu, cột gỗ, mắt cửa, giếng trời... nhưng cái dáng nghiêng nghiêng nặng trĩu thời gian giờ cứ như một sự cố tình làm điệu, thiếu sắc hồn. Cuộc chuyển nhượng “lịch sử” đã để lại nhiều di chứng làm nên những vết thương khá sâu khó lòng sửa chữa của đô thị cổ kính này.

 

Trước tình trạng này, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quy chế bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021 nhằm bảo vệ tối đa giá trị nguyên bản vốn có của toàn bộ công trình, phải bảo tồn nguyên trạng của di sản. Đồng thời, chính quyền cũng khuyến khích các gia đình giữ lại không gian cổ, hỗ trợ kinh phí trùng tu, hạn chế người dân được sửa đổi cấu trúc ngôi nhà, khuyến khích gia đình đông người thì phải tìm giải pháp sống ở vùng ven phố cổ.

 

Bởi lẽ, bảo tồn một di sản văn hóa không chỉ là giữ cái còn lại mà còn phải tìm mọi cách để cái còn lại ấy được tiếp tục sống lâu bền cuộc sống của chính nó cùng thời gian.

 

Nhu cầu cấp thiết của người dân Hội An cần một không gian sống chất lượng nhưng vẫn giữ được hồn phố cổ

Nhiều gia đình ở phố cổ nhận ra rằng, nhu cầu bức thiết về nhà ở, yêu cầu nâng cấp cuộc sống của con người khiến những ngôi nhà dù đã là nơi sinh sống của nhiều thế hệ người trong gia đình bỗng trở nên chật chội. Họ muốn một ngôi nhà đâu đó vẫn mang dáng dấp hoài cổ nhưng không xa nội thị, rộng rãi, khang trang mà vẫn đảm bảo việc thờ tự, kinh doanh, và sinh hoạt. Tuy nhiên, việc thay đổi nơi sống mới không phải là dễ vì truyền thống văn hóa nhiều đời của người phố cổ đã quen với sự cổ kính của rêu phong, giếng nước, ngói đỏ, tường vàng.  Điều này càng khó đối với những người lớn tuổi, vì nhà cổ là linh hồn mà cả cuộc đời của họ đã gắn với nơi này.

 

Người dân chuyển đi khỏi nơi ở của mình không đơn thuần chỉ là di chuyển khỏi nơi ở mà còn là nếp sống, văn hoá. Trong khi đó, hiện nay các công trình xây dựng mới tại Hội An được thiết kế quá hiện đại, đa số phù hợp với các dự án nghỉ dưỡng, các dự án đầu tư. Vì vậy, tiêu chí giải tỏa áp lực dân cư tại khu vực phố cổ thì cần một nơi an cư phù hợp với bản sắc văn hóa người Hội An.

 

Xu hướng dịch chuyển ra ngoài phố cổ

Trước những thực trạng như vậy, đối với Hội An “giải nén” là xu thế tất yếu cần phải làm. Thành phố Hội An đã có chủ trương mở rộng cho những khu đô thị mới cùng điểm du lịch mới như biển Cửa Đại, An Bàng, Cù Lao Chàm, rừng dừa Bảy Mẫu và khôi phục các làng nghề truyền thống nhằm giảm áp lực cho khu phố cổ. Nhờ những chính sách phát triển về phía Nam, thành phố đang có những định hướng đúng đắn giúp những người dân đảm bảo chất lượng cuộc sống của gia đình và bảo tồn giá trị lâu năm của mảnh đất “kinh thương kỳ hội” lâu đời. Đồng thời, là đòn bẩy phát triển kinh tế và du lịch trên qui mô rộng.

 

Tọa lạc ngay chân cầu Cửa Đại, cách phổ cổ 5km, Nam Hội An City là một trong những dự án đang tạo sức hút với vẻ đẹp mang đậm chất Phố Hội. Với tổng diện tích 19,34 ha, Nam Hội An City là mô hình đô thị ven sông tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp hài hòa trong không gian kiến trúc ngói đỏ, tường vàng tạo cảm xúc cho chủ nhân như trở lại miền cảm xúc thân thuộc của nhà cổ. Dự án còn đáp ứng đầy đủ những tiện ích nội ngoại khu hiện đại, hạ tầng đồng bộ, giao thông thuận tiện, phục vụ các hoạt động giải trí, thể thao như hồ bơi, sân tennis, bến du thuyền… giúp cho cư dân được tận hưởng cuộc sống sang trọng, tiện nghi. Ngoài ra, chủ đầu tư đã tận dụng lợi thế của dòng sông Thu Bồn thơ mộng, đan xen cùng những khoảng xanh của công viên để tạo nên không gian sống trong lành cho cư dân.

 

Hình 3: Ảnh cận cảnh kiến trúc thiết kế của dự án Nam Hội An City

Dự án được thiết kế nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, kiến trúc vượt thời gian của Hội An, những giá trị văn hóa, tín ngưỡng tại đô thị cổ này đã làm nên “thương hiệu” du lịch Hội An mang tầm quốc tế. Và việc phát triển đô thị về phía Nam đã góp phần phát triển du lịch Hội An nói riêng và kinh tế thành phố nói chung.

 

Nam Hội An City là lời giải cho nhu cầu cần một không gian sống trong lành, chất lượng, đẳng cấp nhưng vẫn giữ được nét truyền thống, hoài cổ của người dân phố Hội. Xứng đáng là nơi “an cư mới” của cư dân miền đất di sản này.

 

Ban Truyền thông Tatiland

 

Lý do nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn phân khu nhà vườn kiểu Mỹ

Lý do nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn phân khu nhà vườn kiểu Mỹ

Trong bối cảnh các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán hay gửi tiết kiệm đang diễn biến khó lường thì bất động sản được đánh giá là kênh “trú ẩn” an toàn và mang lại tiềm năng sinh lời lớn cho dòng vốn...
Chi tiết 21/04/2023
Lần đầu tiên xuất hiện siêu phẩm nhà vườn kiểu Mỹ dành cho giới chuyên gia tại Khu Kinh tế mở Chu Lai

Lần đầu tiên xuất hiện siêu phẩm nhà vườn kiểu Mỹ dành cho giới chuyên gia tại Khu Kinh tế mở Chu Lai

Qua 20 năm thành lập (năm 2003) và phát triển, Khu kinh tế mở (KKTM) Chu Lai đã có những thay đổi lớn về hạ tầng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp đã kéo theo nhu cầu nhà chất...
Chi tiết 21/04/2023
Hạ tầng và tiện ích hoàn thiện tạo đòn bẩy giúp giá trị Vịnh An Hòa City tăng nhanh

Hạ tầng và tiện ích hoàn thiện tạo đòn bẩy giúp giá trị Vịnh An Hòa City tăng nhanh

Theo giới chuyên gia, việc tăng tốc giải ngân đầu tư công phát triển hạ tầng giao thông, trọng điểm là tuyến đường ven biển Võ Chí Công kết nối Đà Nẵng và sân bay Chu Lai, cảng hàng không quốc tế Chu...
Chi tiết 21/04/2023
Chu Lai thay áo mới tạo đà bứt phá cho bất động sản

Chu Lai thay áo mới tạo đà bứt phá cho bất động sản

Nhờ tốc độ phát triển hạ tầng giao thông cùng sự tăng tốc về công nghiệp, cảng biển, sân bay và đô thị logistics, bất động sản (BĐS) vùng Đông Nam Quảng Nam nói riêng, Quảng Nam nói chung ngày càng...
Chi tiết 20/04/2023